Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Bài thuốc trị chứng vị khí thượng nghịch

Đây là hiện tượng hay gặp trong chứng nôn, nấc, trào ngược dịch vị.

Người bệnh thường có triệu chứng: không thiết ăn, bụng trướng, có lúc đau, hay lợm giọng buồn nôn, ợ hơi, nấc, nóng rát vùng cổ ngực…; mạch huyền hoạt, rêu lưỡi trắng mỏng hay nhớt.

Hoắc hương là vị thuốc trong bài “Hoắc hương chính khí tán” trị chứng vị khí thượng nghịch do ngoại tà.

Hoắc hương là vị thuốc trong bài “Hoắc hương chính khí tán” trị chứng vị khí thượng nghịch do ngoại tà.

Nếu can khí uất kết có thể hoành nghịch phạm vị, người bệnh còn kèm theo triệu chứng như: ợ hơi, bụng trướng, đau hạ sườn, đắng miệng, tính tình hay bực dọc… Trên lâm sàng thường gặp hai thể hư chứng và thực chứng. Sau đây là 1 số bài thuốc trị theo từng thể:

Vị khí thượng nghịch do thực chứng: hay gặp hai thể do ngoại tà và do can khí hoành nghịch phạm vỵ

Vị khí thượng nghịch do ngoại tà:

Người bệnh có triệu chứng:đột ngột ợ hơi, ợ hăng, nuốt chua, bụng trướng, nóng rát cổ, có khi buồn nôn. Ăn uống đầy khó tiêu… Phép điều trị là sơ tà giải biểu phương hương hóa trọc hay tiêu thực hóa trệ hòa vị giáng nghịch.

Dùng 1 trong các bài:

Bài 1: Hoắc hương chính khí tán: hoắc hương 12g; tử tô, hậu phác, bán hạ chế, phục linh, quất bì, bạch chỉ, cát cánh mỗi vị 8g; đại phúc bì 6g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát, đại táo 15g. Sắc uống.

Bài 2: Bảo hòa hoàn: trần bì 6g, sơn tra 12g, thần khúc 8g, liên kiều 8g, lại bạc tử 8g, phục linh 12g, bán hạ chế 12g. Sắc uống.

Vị khí thượng nghịch do can khí hoành nghịch:

Người bệnh có triệu chứng: ợ hơi, bụng trướng, đau hạ sườn, đắng miệng, tính tình hay bực dọc… Phép điều trị là sơ can hòa vị giáng nghịch. Dùng 1 trong các bài:

Bài 1: Bán hạ hậu phác thang: bán hạ 12g, phục linh 12g, hậu phác 10g, tô diệp 6g, sinh khương 6g. Sắc uống.

Bài 2: Sài hồ sơ can tán: bạch thược 12g; xuyên khung, hương phụ, sài hồ, trần bì, chỉ xác mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống.

Vị khí thượng nghịch do hư chứng: hay gặp sau mệt nhọc hay ốm lâu do hư hàn nhiều và vỵ âm hư.

Vị khí thượng nghịch do hư hàn

Người bệnh có triệu chứng: ăn hay nôn, ăn không tiêu, lạnh đau tăng, đại tiện thể có lúc nát… Phép điều trị là ôn trung kiện tỳ hòa vị giáng nghịch. Dùng 1 trong các bài:

Bài 1: Lý trung thang: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, cam thảo 6g, can khương 6g. Sắc uống.

Bài 2: Hương sa lục quân tử thang: mộc hương 6g, sa nhân 6g, trần bì 6g, phục linh 8g, bán hạ chế 8g, nhân sâm 8g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, sinh khương 4g, ô mai hai quả, đại táo 3 quả. Sắc uống.

Vị khí thượng nghịch do vị âm hư

Người bệnh có triệu chứng: nôn nửa, nóng rát, khát nước, khạc đờm dãi, lúc đau khi không vùng vị quản đó thường do vị âm hư. Phép điều trị là tư dưỡng vị âm giáng nghịch chỉ ẩu. Dùng bài Mạch đông thang: mạch môn 12g, nhân sâm 12g, bán hạ chế 19g, ngạnh mễ 8g, cam thảo 6g, đại táo 16g. Sắc uống.

TS.BSCK2. Trần Lập Công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Xoa xát phòng chống táo bón cho trẻ

Hoặc ở trẻ còn bú, người mẹ ăn quá nhiều chất cay nóng truyền qua sữa làm cho tỳ vị của trẻ bị tích nhiệt, gây hao tổn tân dịch cũng dễ tạo ...